Lamborghini Huracán LP 610-4 t
CHATTHUGIAN.MOBIE.IN
kính chào qúy khách

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Tử Vi   Truyện Tranh  
Facebook  Xổ Số  Dịch  Tải Game  Báo  Tiền Ảo Bitcoin 

  VƯƠNG QUỐC NHỮNG KẺ LẠ MẶT


Phan_4

Charlie trầm ngâm giây lát. “Những bàn tay đó có khả năng chính là chiến lợi phẩm của hắn. Hoàn toàn xác đáng khi đặt ra câu hỏi tại sao hắn chỉ chôn có ba bàn tay mà thôi. Có thể có những chứng cứ nào đó trên ba bàn tay kia sẽ giúp các anh hiểu được vì sao hắn lại lựa chọn việc chặt tay nạn nhân từ đầu. Các anh có thể sẽ không tìm ra được câu trả lời cho đến khi bắt được hắn, nhưng nếu nắm được vấn đề này, nó sẽ là một manh mối rất đáng giá.”

“Tất nhiên các anh nên tìm hiểu kỹ hơn, nhưng từ những gì mà các anh biết được về tên hung thủ này, tôi cho rằng các anh đang đương đầu với một kẻ rất có tính tổ chức. Hắn cần thời gian trước khi vứt bỏ những cái xác. Và theo tình trạng của những cái xác đó - mất tay, khuôn mặt bị biến dạng - và địa điểm chôn cất là khu vực biệt lập, thì có thể thấy hắn rõ ràng đang thực hiện mọi việc một cách có hệ thống. Nạn nhân mới nhất có phải đã chết cách đây ba tháng không?”

“Không lâu hơn sáu tháng.” Ibrahim nói.

“Vậy thì dù không muốn tôi vẫn phải nói rằng rất có khả năng hắn sẽ lại sớm ra tay. Ngay lúc này đây cólẽ hắn đang lên kế hoạch cho vụ sát hại tiếp theo. Vấn đề thực sự là làm thế nào hắn tiếp cận được những người phụ nữ này? Hắn tìm họ ở đâu và họ có điểm gì chung? Các anh có rất nhiều việc để làm nhằm xác định được những đối tượng này. Hắn sẽ nhận ra các anh đã phát hiện ra nơi hắn chôn giấu nạn nhân, và hắn sẽ điều chỉnh cách thức thực hiện. Có khả năng hắn sẽ không đến chỗ cũ để tìm kiếm nạn nhân nữa, nhưng có lẽ hắn không sẵn sàng thay đổi “tip” nạn nhân của mình.”

Một bầu không khí im lặng nặng nề bao trùm căn phòng.

“Vậy thì,” Daher nhấn mạnh bằng tiếng Ả Rập, “có lẽ chúng ta nên bắt đầu nói với những người phụ nữ của chúng ta rằng họ nên ở nhà.”

Charlie nhìn Kazaz chờ được dịch, nhưng anh ta nhíu mày tư lự.

Cả căn phòng im ắng, thỏa dạ vì bữa ăn kiến thức. Ibrahim nhận ra có đôi chút dao động: rất nhiều sĩ quan không quen với việc bị phụ nữ chỉ huy.

“Tôi nghĩ hiện thời thế là tạm đủ.” Chánh thanh tra Riyadh lên tiếng. “Tiến sĩ Becker đã vui lòng nhận lời giải đáp bất cứ câu hỏi nào trong vòng một tháng tới, nên chúng ta có thể trao đổi với Tiến sĩ sâu hơn khi nhân viên giám định y tế hoàn tất báo cáo và chúng ta đã nghe từ đội pháp y.”

Mọi người tản dần. Charlie và Riyadh đứng nói chuyện phía trên khán phòng, còn Daher tụ tập với mấy người bạn. Katya lén rời khỏi phòng họp.

Ở hành lang, Ibrahim đâm sầm vào Talib, người của nhóm tìm dấu vết Murrah.

“Ông đi sớm thế.” Ibrahim lên tiếng.

“Thực ra, tôi đã biết hung thủ không phải phụ nữ.” Ông hất cằm về phía Tiến sĩ Becker.

“Cảm ơn Chúa vì điều đó. Nhưng ông đã nói là không tìm được dấu chân nào của hung thủ cơ mà.”

“Ồ, tôi có thứ gì đó.” Talib nói. “Nó không đủ rõ để chụp ảnh lại, nhưng đủ để phục vụ cho mục đích của chúng ta. Đủ để có thể phán đoán về hắn.”

“Sao ông không cho tôi biết khi ở hiện trường vụ án?”

“Rất mất thời gian để loại trừ những người đã ở hiện trường.”

“Thôi được.” Ibrahim nói. “Vậy chắc chắn hung thủ là một người đàn ông?”

“Đúng vậy.”

“Và hắn sống ở đâu vậy, tên sát nhân ấy?”

Talib mỉm cười. “Câu hỏi hay nhỉ. Điều gì khiến anh nghĩ tôi có thể trả lời?”

Ibrahim nhún vai.

“Hắn sống trong thành phố. Lưng không có dị biệt gì. Hắn cao lớn hơn tôi rất nhiều, nặng cân hơn.” Bằng đôi tay nhỏ bé, Talib khum tay làm điệu bộ quanh cái bụng cỡ chuột nhảy của mình.

“Và ông sẽ cho tôi biết làm thế nào ông tìm hiểu được những điều đó chứ?” Ibrahim hỏi.

“Hắn sử dụng chân phải khác hoàn toàn với chân trái. Và cách đi khác biệt đó cho thấy hắn bị thương hoặc là hắn lái ô-tô. Chân phải linh hoạt hơn, trong mọi cử động của gan bàn chân và thậm chí là mắt cá chân. Khi bước đi bàn chân hắn hơi đảo một chút từ bên này sang bên kia. Cẳng chân phải cũng khỏe hơn. Có lẽ hắn là người thuận tay phải.”

“Thế vì sao hắn lại là đàn ông?”

“Chỉ đàn ông mới lái ô-tô.”

Ibrahim cười mỉm rồi cười phá lên thành tiếng. “Đúng rồi, xin lỗi nhé. Mừng vì có người đã dùng tư duy lô-gíc.”

Người đàn ông Bedouin vẩy tay một cách lịch sự ý nói: tôi khá chắc là anh còn giỏi tư duy lô-gíc hơn cả tôi ấy chứ.

Ibrahim mở cửa văn phòng của mình và tạm biệt Talib. Ông chỉ kịp bật đèn lên thì một toán người đã bước vào phòng: một người của đội sĩ quan trẻ, Shaya, rồi Daher và đám bậu sậu của anh ta. Ông nhìn thấy thấp thoáng một bóng đen ở hành lang và tự hỏi có phải Katya cũng muốn nói chuyện với ông không.

Căn phòng khá nhỏ - hai bàn tiếp khách và một bàn làm việc, đó là trang bị tốt nhất mà hiện thời Sở có thể lo liệu được. Hoàn toàn không phù hợp để họp hành gì. Người thì ngồi trên ghế đầu, người ngồi ghế trên bàn ông. Ông nhận ra họ muốn có sự chỉ đạo. Ông ngồi xuống.

“Thực ra, cái cô người Mỹ đó cũng có ích đấy chứ.” Daher nói. “Không gì giống với một gương mặt phụ nữ khiến ta phải để tâm.”

“Cái tâm của cậu đâu để ý đến đó.” Một người khác nói.

“Không, không.” Daher đáp lại. “Giờ thì tôi đã nhận thức được rất rõ việc chúng ta cần phải làm. Chúng ta nên ngồi trong phòng họp quan sát một cái áo sơ-mi trắng.”

Những anh chàng này đi quá nhiều giới hạn từ khi Ibrahim bắt đầu làm việc ở Đội Trọng án. Họ nhận ra ông không phản đối những câu bông đùa của họ. Lần trước khi ở trong xe ra ngoài sa mạc, trước khi họ phát hiện ra những tử thi đó, Daher đã đọc được thứ gì đó trên điện thoại di động, liền oang oang: “Các quý ông thân mến, đã đến lúc chúng ta phải đên Malaysia thôi!”

“Ôi không.” Shaya đảo mắt.

“Ôi có đây! Và các cậu biết vì sao không? Vì Malaysia vừa có bước tiến đáng kể là cấm mặc áo ngực. Đúng thế đây. Họ gọi chúng là - tôi trích nguyên văn lời của người đứng đầu đã ban hành quyết định này nhé - “những cái độn của quỷ sứ.” Và không một phụ nữ Hồi giáo ngoan đạo nào nên mặc nó, bởi nó đẩy ngực lên quá mức và tạo độ cong cho bầu ngực.” Anh ta ném chiếc điện thoại vào lòng với cảm giác thỏa mãn. “Thử tưởng tượng mà xem, cả một đất nước không có áo ngực!”

Chuyện đó khiến Ibrahim khi ấy phải cười, nhưng giờ thì ông bắt đầu thấy ngán ngẩm.

“Chúng ta phải thấy xấu hổ.” Ông nói. “Gã này đã giết người suốt mười năm nay rồi mà chúng ta không hề biết gì cho đến nay.”

Căn phòng trở nên im lặng.

“Tôi chắc rằng có ai đó đã nhận thấy sự mất tích của những phụ nữ này.” Ông nói tiếp. “Nhưng dù họ có là ai đi nữa, thì họ cũng không thể trách chúng ta được. Không một ai đến trình báo tại Sở trong suốt mười năm liền. Có thể là vì họ sống ở phía bên kia của thế giới và họ không thể trình báo. Họ không có phươngtiện để làm vậy.”

Ông hi vọng mình đã không đi quá xa - hoặc thể hiện quá nhiều những suy tư của cá nhân mình. Họ phải tìm ra hung thủ; ông sẽ phải phối hợp với những cậu trai to xác mà trí tuệ và hiểu biết của họ là những thứ ông không hẳn nắm được. Trong khi đó điều duy nhất ông có thể nghĩ đến lúc này là Sabria. Không gì giống với một người phụ nữ khiến ta phải để tâm.

“Như vậy về cơ bản nhiệm vụ là tìm ra mọi vấn đề có thế, bởi một ngày nào đó chúng ta sẽ gặp những người để ý đến vấn đề này và sẽ phải nói vói họ chuyện gì đã xảy ra.”

Ibrahim nhìn quanh. Bọn họ đều hiểu vấn đề: Đội Trọng án xưa nay luôn đạt tỷ lệ chín mươi phần trăm trong việc bắt giữ và truy tố tội phạm. Chẳng phải vấn đề gì lắm nếu con số đó có bị thổi phổng lên chút ít bởi những cán bộ tâm huyết đó luôn “khuyến khích” việc thú tội bằng tất cả những phương thức có thể. Thực tế là Cục còn rất nhiều việc để tiếp tục. Và hiện tại, Ibrahim đã mười năm không phụ trách những vụ án như thế này rồi.

“Ông có nghĩ là họ sẽ giao vụ này cho chúng ta không?” Daher hỏi.

“Cho đến khi tôi nghe được điều ngược lại, thì nhiệm vụ của chúng ta vẫn là phải tìm cho ra kẻ nào đã làm vụ này.”

Ông cố gợi nhớ lại những giao thức từ rất lâu rồi, nhưng mười năm trôi qua đã xói mòn phần lớn trí nhớ của ông, và dù sao thì những quy tắc đã thay đổi. Hiện giờ họ có những nhân viên pháp y tốt hơn. Họ có máy vi tính để phục vụ mọi công việc. Và công việc của một thanh tra là phải giám sát kế hoạch phức tạp của mọi thứ đó. Nhưng có một thứ vẫn không thay đổi: nỗi khiếp sợ.

“Tại sao lại luôn là những người giúp việc nhỉ?” Shaya hỏi. Anh ta có cùng độ tuổi với những người khác nhưng không có đến một chút sức vóc nào của tuổi trẻ trong khi có thừa sự ngây ngô.

“Nhìn quanh mình đi, anh chàng ơi.” Daher nói. “Chúng ta có quá nhiều người ngoại quốc. Nào là người Pakistan, người Ấn Độ, người Châu Phi. Và với từng ấy người, hẳn phải có người xấu chứ.”

“Bọn họ tất yếu phải chịu trách nhiệm cho những tội ác của mình.” Shaya đáp lại.

“Đó là vì họ nghèo.” Daher nói. “Có bao giờ cậu thấy người ngoại quốc nào to béo không? Không. Phần lớn họ còn không kiếm đủ tiền để nuôi miệng mình nữa ấy chứ. Lẽ dĩ nhiên họ sẽ bắt đầu trộm cắp và giết lẫn nhau..”

“Bọn họ có phạm tội.” Ibrahim cắt lời. “Nhưng trộm cắp và giết người là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp chính những kẻ thuê họ mới là tội phạm. Và những kẻ đó lại là người Ả Rập Xê-út.”

Không ai nói gì thêm.

“Giờ thì cho tôi biết tin mới nhất bên pháp y là gì?”

“Vẫn không có gì đáng chú ý ạ.” Daher nói.

Ibrahim nhìn những đồng sự của mình và nghĩ đến mái tóc của Sabria, còn dày và óng ả hơn mái tóc của Charlie Becker nhiều. Nó có sức nặng. Khi cô leo lên người ông và xòa mái tóc trùm lên mặt ông, ông có thể cảm nhận được mùi dầu gội và mùi khêu gợi của xác thịt.

“Chúng ta đã biết chiều cao, cân nặng, và độ tuổi giảđịnh của các nạn nhân. Chúng ta cũng có những chân dung phác họa từ họa sĩ, vậy hãy bắt đầu với những thứ đó. Daher và Ahmad, tôi muốn hai anh ngày hôm nay đến các lãnh sự quán Philippiness và Indonesia. Tự mình xem lại các hồ sơ của họ nếu buộc phải vậy. Shaya, anh chịu trách nhiệm liên lạc với cơ quan Người mất tích. Công việc tương tự: tự mình làm nếu thấy cần. Còn lại mọi người xuống phòng hồ sơ và bắt đầu xem qua các tài liệu trên máy vi tính về những người mất tích. Cơ sở dữ liệu cấp quốc gia nhé.”

“Thế còn việc lập hồ sơ về hung thủ thì sao ạ?” Shaya hỏi.

Ibrahim xoa mặt và tự hỏi không biết anh chàng này có hiểu một chút nào về những gì mà Tiến sĩ Becker vừa nói hay không nữa. “Đó chính là việc chúng ta đang làm đấy.” Ông trả lời.

Lầm rầm, thở dài, mấy cái vỗ vai và đẩy người một cách thân thiện, Ibrahim giải tán đám đông khỏi phòng. Ông đóng cửa phòng, tắt đèn, rồi ngồi xuống bên bàn làm việc. Có lẽ Riyadh không gạt ông ra khỏi vụ này bởi ông ta quá bận rộn đối phó với cấp trên của mình. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi Cơ quanĐiều tra đặc biệt của Bộ nhảy vào cuộc. Đến khi đó sẽ không thể nói trước chuyện gì sẽ xảy ra. Có thể mọi việc sẽ hoàn toàn nằm ngoài tầm tay của cảnh sát.

Điều quan trọng hơn cả lúc này với ông là việc tìm Sabria. Ông cần có kế hoạch của riêng mình. Sẽ không có cả một tiểu đoàn cảnh sát nào sẽ lao đi tìm cô đâu. Cô không có ở bất cứ bệnh viện nào ông gọi đến, mặc dù có khả năng là cô đã được họ chấp nhận giấu danh tính. Cách duy nhất để tìm ra cô là đến các phòng khám và cho họ xem ảnh của cô, nhưng bác sĩ cũng có thể chỉ nhìn thấy một bệnh nhân nữ mà không hề biết mặt cô ta. Đi hết được các phòng khám là cả một công việc đồ sộ.

Ibrahim nhìn điện thoại, nghĩ đến việc sẽ tự mình gọi đến cơ quan. Người mất tích và báo tin về cô, nhưng ông biết họ sẽ làm gì tiếp đó: các công việc ngoại giao. Một khi họ phát hiện ra cô từng làm việc ở Đội Đặc vụ, thì Omar – phụ tá chính của Đội Đặc vụ – sẽ được thông báo, và chắc chắn anh sẽ mở một cuộc điều tra. Điều đó có nghĩa là họ sẽ lục soát căn hộ của Sabria bằng một số công nghệ pháp y tốt nhất trên thế giới. Họ sẽ phát hiện ra Ibrahim. Ông sẽ trở thành một kẻ ngoại tình, cho đến khi bọn họ lấy đầu ông. Đội Đặc vụ sẽ khép lại cuộc điều tra. Chẳng cần thiết phải tốn công sứcđể tìm kiếm những chứng mại dâm làm gì. Và trong suốt khoảng thời gian những việc đó diễn ra, thì hóa ra Sabria lại bị hôn mê trong một bệnh viện nào đó. Hoặc có thể cô đã chạy trốn. Không đáng mạo hiểm thông báo trường hợp mất tích của cô vội. Ông phải tự tìm cô trước đã.

Chương 6

Nắm chặt chiếc điện thoại di động trong tay, Amina al-Fouad bước ra ban công tầng ba nhìn xuống phố. Trời còn sáng, và theo thói quen bà quấn chiếc khăn trùm đầu che ngang mũi và miệng. Bà nhìn lướt cả con phố xem có thấy dấu hiệu gì của chiếc GM của Jamal không, nhưng chỉ có đám trẻ con hàng xóm đang ùa vào ngõ và mấy con mèo đi hoang. Bà nhắm mắt, lắng nghe tiếng ì ầm của chiếc SUV mới tinh mà ông chồng đã ngớ ngẩn mua cho Jamal, con trai họ. Cuối cùng thì bà cũng nghe được một âm thanh quen thuộc và liếc mắt chờ đợi khi một chiếc xe tải rẽ vào khu phố. Không phải nó.

Bà bật mở điện thoại và cố gọi cho con trai lần thứ hai. Không nhấc máy. Giá mà bà chịu để ý nghe những hướng dẫn của con gái, thì có phải bà đã nhắn tin được cho nó rồi không, nhưng việc đó phức tạp quá. Đã mười giờ bốn mươi phút sáng. Bà phải đi mua rau quả, mua hoa, rồi ghé cửa hàng văn phòng phẩm nữa, và chọn quà sinh nhật cho đứa cháu gái. Bữa tiệc sẽ được tổ chức lúc một giờ chiều. Bà đã nhận lời mua sô-đa, khăn ăn, biểu ngữ, và cả bóng bay nữa. Bà cố gọi cho Jamal lần nữa nhưng vẫn không thấy nhấc máy.

Trong lúc rất bực bội, bà thấy hai phụ nữ đang đi xuống phố. Họ vừa bước ra khỏi một chiếc taxi. Nếu nhanh chân có thể bà sẽ kịp bắt chiếc xe đó. Bà vơ vội chiếc xắc tay và áo trùm treo trên móc sau cửa ra vào và chạy ào xuống cầu thang.

Chiếc taxi chờ ở đó. Nó đỗ ở góc đưòng như một con thú đang thở hổn hển sau khi chạy. Người lái xe vừa ra khỏi xe để mua thuốc lá ở cửa hiệu ngay góc phố. Khi trông thấy Amina chạy về phía mình, anh ta mở toang cửa sau và mời bà vào. Bà cảm ơn anh ta và nói bà muốn tới Trung tâm Jamjoom, rồi họ khởi hành.

Rashid không hề thích bà đi taxi. Không an toàn chút nào khi ở trong ô-tô với một người đàn ông lạ mặt, nhất là người nước ngoài. Sẽ không tệ lắm nếu bà đi cùng bạn bè, nhưng đáng lẽ bà không bao giờ được phép đi taxi một mình mới phải. Và giờ thì bà lúng túng ở băng ghế sau trong khi tay tài xế nhả khói thuốc ngập trong xe và không đồng ý hạ kính cửa sổ vì không muốn hơi nóng bên ngoài ập vào. Điều hòa nhiệt độ không hoạt động tốt lắm, nên Amina mướt mát mồ hôi, và mỗi khi bà cố hạ tấm kính cửa sổ xuống chỉ một phân thôi, ngay lập tức tay tài xế lại nâng nó lên trở lại. Bà nghĩ đến việc Rashid sẽ phát hiện ra chuyện này nhưng rồi lại nghĩ ông ấy làm sao mà biết được. Bà cố liên lạc với Jamal lần nữa và lần này để lại lời nhắn: “Mẹ đang trên xe taxi đến Trung tâm Jamjoom, và tốt hơn hết là con nên đến đó trong vòng hai giờ tới hoặc mẹ sẽ nói với bố con và ông ấy sẽ lấy lại cái xe đó ngay đấy.” Rashid sẽ chẳng lấy lại chiếc xe làm gì. Ồng còn chưa bao giờ phạt gì thằng bé nữa là. Tuy nhiên, Jamal có thể muốn giúp bà tránh cơn giận của bố nên ông phát hiện bà đi taxi một mình. Hai giờ sau, bà đứng trên hè phố ngoài Trung tâm Jamjoom, dưới chân là ba chiếc túi đựng hàng khổng lồ. Bà vẫn chưa mua được sô-đa, nhưng đã mua đủ những thứ khác, còn có cả ba món quà dành cho cô cháu gái đã được bọc giấy in hoa có thắt dải ruy-băng màu vàng chang kim. Bà cũng tìm mua được rất nhiều thứ mà bà không định mua và định làm nốt những việc lặt vặt sau. Vẫn không thấy bóng dáng Jamal. Bà đã gọi điện thoại hai lần rồi và vẫn không thấy cậu con trả lời.

Thằng bé không biết điều chút nào, bà nghĩ trong khi liếc nhìn hàng xe taxi. Bà muốn bắt một chiếc cho rồi - bà đã để riêng một khoản phòng trường hợp này - nhưng Rashid sẽ có mặt ở bữa tiệc, và bà không chắc liệu ông có thấy bà bước ra khỏi taxi hay không, hoặc bà bước vào nhà với tất cả những túi hàng mua sắm này mà không đi cùng Jamal. Bà cô gọi cho đứa cháu trai. Việc này gấp lắm rồi. Bà phải có mặt ở nhà em gái trong vòng mười phút nữa, mà phải mất ba mươi phút để đến được đó. Cháu trai bà không nhấc máy. Có chuyện gì với mấy đứa thanh niên này thế nhỉ? Chúng thuộc thế hệ của điện thoại di động. Chúng sử dụng điện thoại như thể bàn tay thứ ba của mình. Nhưng cứ mỗi khi cần đến, chúng thì chúng chẳng bao giờ nhấc máy cả.

Bà thử lại hết lần này đến lần khác. Bà không định gọi cho em gái mình. Johara chắc đang bận lên vì chuẩn bị cho bữa tiệc nên sẽ nhờ ai đó xử lý vấn để này và việc sẽ lại đến tai Rashid.

Rốt cuộc, giận đến mức không thể tưởng được, Amina nhét điện thoại vào xắc tay, xách mấy chiếc túi đựng hàng lên và bước thẳng về phía dãy taxi

Chương 7

Katya ngồi trong một chiếc ghế bành khổng lồ, cố để không bị trượt vào sâu bên trong, chờ bà quản lý ngân hàng trò chuyện xong, rồi nghe điện thoại, rồi lại chăm chú đánh máy. Katya đã ngồi nhìn bà ta từ ngoài tấm kính chắn đến hai mươi phút rồi. Bà quản lý rõ ràng biết đến sự có mặt của sáu vị khách đang ngồi chờ đợi mỏi mệt trong khu vực của mình. Khi một vị khách đứng lên và nói mình đã ở đây bốn mươi phút rồi và sẽ lấy làm biết ơn khi được gặp một lát thôi, thì bà quản lý đưa mắt nhìn như thể chưa ai từng dám đưa ra cái yêu cầu trơ tráo đến vậy.

“Làm sao tôi biết được chị ngồi đây bao lâu rồi?” Bà ta quát lại. “Tôi không chịu trách nhiệm về mấy cái việc đó. Chị phải ngồi đợi đến lượt chị thôi!”

Ở quầy thu ngân, các khách hàng đang tranh cãi về các khoản tiền gửi, tín dụng, thanh toán chậm. Vách ngăn không đủ cách âm nên Katya nghe được hết mọi việc - ngay cả tiếng cô nhân viên ngân hàng ngồi trong góc ậm ừ gọi tên Nancy Ajam mỗi khi cô ta đếm hóa đơn. Cửa trước bật mở, một luồng không khí nóng ùa vào, làm lao xao đám lá của mấy chậu cây cảnh và cuốn tung tà áo trùm của những người xung quanh. Một phụ nữ bước vào, đế giày cao gót nện trên nền đá cẩm thạch láng bóng. Bà ta tiến thẳng về phía bà quản lý phòng giao dịch và được chào đón với thái độ xun xoe ngọt ngào. Vị khách mới đến khinh khỉnh ném phịch chiếc xắc tay cỡ lớn hiệu Dior lên mặt bàn. Mấy phụ nữ trong khu vực chờ bắt đầu cằn nhằn, và có người thở hắt ra thành tiếng trong sự tức giận.

Ngân hàng dành cho nam giới có chậm chạp và quan liêu vậy không nhỉ? Katya từng một lần đến ngân hàng dành cho nam giới, khi mẹ cô (cầu Chúa phù hộ cho bà), bực tức vì thái độ phục vụ của ngân hàng dành cho phụ nữ, đã phăm phăm băng qua đường và gạt phăng đám nhân viên bảo vệ vói ý định nói chuyện với “vị quản lý nam” khét tiếng, người mà nêu vắng mặt thì chẳng có việc gì ở khu vực dịch vụ dành cho phụ nữ được quyết cả. Bà đã trùm lên khắp ngân hàng đó một sự im lặng nặng nề. Năm mươi người đàn ông quay sang nhìn bà chằm chặp, mặt lạnh lùng khó chịu. Katya rụt rè theo sau mẹ, tóm chặt cánh tay bà và kéo bà ra ngoài, nhưng mẹ cô, người sau đó phải chịu đau đớn vì căn bệnh ung thư đã giết chết bà, đã không chịu nhúc nhích cho đến khi nói chuyện được với tay quản lý đó.

Ngay cả khi họ muốn làm việc, ngay cả khi chồng và cha cho phép họ giao tiếp với đàn ông lạ mặt, ngay cả khi họ có bằng lái xe, thẻ căn cước, người giữ trẻ, thì phụ nữ Ả Rập Xê-Út vẫn phải gian nan để tìm việc làm. Quốc gia vĩ đại này, một quốc gia có thể nhập khẩu bất cứ thứ gì họ cần, thì cũng có thể nhập khẩu đến chín mươi phần trăm nhân công cho khu vực tư nhân chứ. Katya đã được nghe về sự hô hào chống nhập cư từ những quốc gia khác - Châu Âu muốn gửi trả người Hồi giáo về nước; nước Mỹ kiên quyết đóng cửa trước người Mexico - nhưng Ả Rập Xê-Út thì mặc nhiên trở thành một vương quốc của những người lạ mặt. Quốc gia này chào đón người nhập cư bởi những người đó đã dựng lên ảo tưởng rằng tất cả những người Ả Rập đều có thể thuê người giúp việc, bởi những người nhập cư đã làm các công việc mà hầu hết những ngưòi Ả Rập sẽ không bao giờ màng tới - giúp việc, thu nhặt rác, lái taxi - và bởi vì không có những người nhập cư, chắc chắn không có việc gì được hoàn tất cả.

Nhưng những ngân hàng này là của Ả Rập Xê-Út, một phần phong trào của các công ty cải cách hơn là để tạo công ăn việc làm cho phụ nữ Ả Rập Xê-út (mặc dù chỉ trong những ngân hàng dành cho phụ nữ đi chăng nữa). Nếu đây là cách Ả Rập Xê-Út hóa lực lượng lao động, theo như Katya hiểu, thì đất nước này quả thực đang hướng tới những rắc rối.

Katya ngồi tựa vào ghế bành và nhắm mắt lại. Cô nên từ bỏ việc chờ đợi và về nhà thôi, nhưng đây là lần đầu tiên trong cá tháng cô mới được ở một mình mà không phải chịu trách nhiệm gì. Cô không muốn phải đối diện với thực tại bởi điều đang chờ đợi cô là một lời cầu hôn và người đàn ông mà cô hy vọng là cô yêu đang kiên nhẫn đứng bên cuộc đời cô. Mất việc cũng là nỗi khiếp sợ làm cô tê liệt tâm trí.

Nếu ngươi không lấy chồng, cô tự nhủ, ngươi sẽ mất việc. Cô đã gian dối và nói với họ rằng cô đã lập gia đình để được làm việc ở Cục, cô buộc phải làm vậy. Chỉ có Osama phát hiện ra sự thật. Ông chưa sa thải cô, nhưng nỗi đe dọa đó đeo đuổi cô mỗi ngày. Nó đã tạo nên sự đối kháng ngày càng tăng của cô đối với Daher, người từng thấy cô một buổi tối làm việc muộn và nói: “Cô không hành xử giống phụ nữ đã có chồng.”

Cô hiểu anh ta có ý nói Cô đang hành xử giống đàn ông, nhưng nó vẫn khiến cô thấy ớn lạnh, và cô nhận ra mình luôn luôn lo lắng về anh ta. Liệu anh ta có phát hiện ra cô chưa kết hôn không nhỉ? Việc đó thật dễ dàng nên bước thẳng vào phòng lưu trữ hồ sơ và tìm hiểu thông tin.

Nhưng một cuộc hôn nhân có thể sẽ chỉ là một đại lộ đẹp đẽ rợp bóng cây xanh dẫn đến cái kết chấm hết những giấc mơ của cô mà thôi. Cô nghĩ về Nayir và cô nhớ đến niềm mong mỏi da diết mà cô dành cho anh, nhưng nỗi sợ hãi đã dập tắt lòng khao khát đó. Nayir không phải típ người sẽ bằng lòng với việc vợ mình phải làm việc chừng ấy thời gian trong ngày. Và điều gì sẽ xảy ra nếu họ có con? Làm sao cô có thể vừa làm việc, vừa chăm sóc lũ trẻ, vừa dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn và chiều chuộng yêu thương chồng mình được đây? Anh đã cầu hôn cô từ một tháng trước. Nó là khoảng thời gian dài day dứt khi bắt một người đàn ông phải chờ đợi, và cô vẫn chưa cho anh câu trả lời.

Cô không có câu trả lời.


Phan_1
Phan_2
Phan_3
Phan_5
Phan_6
Phan_7
Phan_8
Phan_9
Phan_10
Phan_11
Phan_12
Phan_13
Phan_14
Phan_15
Phan_16
Phan_17
Phan_18
Phan_19
Phan_20
Phan_21
Phan_22
Phan_23
Phan_24
Phan_25
Phan_26 end
Phan_gioi_thieu
Nếu muốn nhận thông tin bài viết mới của trang thì like ở dưới hoặc truy cập trực tiếp CLICK

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Mẹo Hay   Trà Sữa   Truyện Tranh   Room Chat   Ảnh Comment   Gà Cảnh   Hình Nền   Thủ Thuật Facebook  
Facebook  Tiện Ích  Xổ Số  Yahoo  Gmail  Dịch  Tải Opera  Đọc Báo 

Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian

C-STAT .